Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ và đặt tựa đề
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NỬA ĐÊM
Của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Anh chị em thân mến!
Lại một lần nữa, vẻ đẹp này của Phúc âm chạm đến trái tim của
chúng ta: một vẻ đẹp rực rỡ của chân lý. Rồi lại một lần nữa nó
làm chúng ta sửng sốt, đó là Thiên Chúa hóa thân thành một trẻ
nhỏ để chúng ta có thể yêu mến Ngài, và để chúng ta can đảm yêu
Ngài. Và như một đứa bé, một cách tin tưởng để mình được bồng ẵm
trong vòng tay của chúng ta. Nó như Thiên Chúa đang nói với
chúng: Cha biết rằng vinh quang của Cha làm các con hoảng sợ, và
rằng các con đang cố gắng ép mình trong khi đối diện với vinh
hiển của Cha. Vì thế giờ đây, Cha đến với các con trong thân
phận một trẻ nhỏ, để các con có thể đón tiếp và yêu mến Cha.
Tôi cũng không ngừng bị khựng lại bởi một dấu ấn bất ngờ khác
được tác giả Phúc âm ghi lại, đó là không có phòng cho họ trong
nhà trọ. Bỗng một câu hỏi được nêu lên, điều gì đã xảy ra nếu
Maria và Giuse đã gõ cửa nhà của tôi? Liệu có phòng cho các ngài
không? Và rồi nó xảy ra đối với chúng ta điều mà Thánh Gioan coi
đó như cơ hội lý giải về việc thiếu phòng trong nhà trọ, để đẩy
Thánh Gia đến một chuồng bò. Thánh nhân diễn tả việc này một
cách sâu sắc, và hướng tới trọng tâm của vấn đề khi viết: “Ngài
đã đến nhà của mình, và người dân Ngài đã không tiếp đón Ngài”
(Jn 1:11) Câu hỏi quan trong có tính cách luân lý ở đây về thái
độ của chúng ta đối với những người vô gia cư, đối với những
người tỵ nạn và kiều cư, đưa đến một chiều kích sâu sa hơn:
chúng ta thực sự có phòng cho Thiên Chúa khi Ngài tìm để bước
vào dưới mái nhà của chúng ta? Chúng ta có thời giờ và không
gian cho Ngài? Chúng ta không xua đuổi chính Thiên Chúa? Chúng
ta làm như vậy khi chúng ta không dành thời gian cho Thiên Chúa.
Chúng ta càng vội vàng, khả năng dùng thời giờ của chúng ta càng
nhiều, chúng ta càng thấy ít có thời giờ. Và Thiên Chúa? Câu hỏi
về Thiên Chúa xem như không bao giờ khẩn thiết. Chúng ta thì
luôn bận rộn. Nhưng những vấn đề còn đi xa hơn. Thiên Chúa thực
sự có chỗ trong suy nghĩ của chúng ta? Sự tiến triển tư tưởng
của chúng ta được cấu tạo thành một lối suy nghĩ mà đơn giản là
như không có Ngài hiện hữu. Ngay cả khi xem như Ngài gõ cửa tư
tưởng của chúng ta, Ngài cũng được cho là ở xa ta. Nếu nhận định
một cách nghiêm chỉnh, suy nghĩ này đưa đến kết luận là “Thiên
Chúa giả thiết” trở thành vô nghĩa. Không có chỗ cho Ngài. Ngay
cả trong tình cảm và ước muốn chúng ta mong có một chỗ nào đó
cho Ngài. Điều chúng ta muốn là chính chúng ta. Chúng ta muốn
những gì mình có thể nắm bắt, chúng ta muốn hạnh phúc mà nó ở
trong tầm tay của chúng ta. Chúng ta muốn những dự tính và những
mục đích dẫn đến thành công. Chúng ta quá “đầy đủ” với chính
mình đến nỗi không còn chỗ trống cho Thiên Chúa. Và điều này
cũng đồng nghĩa là không còn chỗ cho những người khác, cho các
trẻ em, cho những người nghèo khổ, cho những khách lạ. Qua việc
suy niệm về câu nói đơn giản là thiếu phòng trong nhà trọ, chúng
ta thấy mình cần thiết phải lắng nghe lời giải thích của Thánh
Phaolô: “Biến cải con người bằng cách đổi mới tâm hồn” (Rom 12:2).
Phaolô nói về đổi mới, mở toang trí khôn của chúng ta (nous),
để nhìn thế giới và chính mình. Sự hoán chuyển mà chúng ta cần
phải vươn đến một cách chính xác tới những chiều sâu của mối
quan hệ của chúng ta với thực tại. Chúng ta hãy xin với Chúa để
chúng ta có thể trở nên trân quí với sự hiện diện của Ngài, để
chúng ta có thể nghe rõ tiếng gõ nhẹ của Ngài ngoài cửa và ước
muốn của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin để chúng ta có thể dành
phòng cho Ngài bên trong chúng ta, để chúng ta có thể nhận ra
Ngài cũng như qua những ai Ngài nói với chúng ta: trẻ em, người
đau khổ, người bị bỏ rơi, những người bị từ chối, và những người
nghèo đói trên thế giới này.
Một câu trích dẫn nữa rút ra từ câu truyện Giáng Sinh mà qua đó,
tôi muốn suy niệm cùng với anh chị em – bài ca ngợi khen của các
thiên thần, được các vị hát lên sau khi đã công bố việc hạ sinh
của Đấng Cứu Thế: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm, bình
an dưới thế cho người Chúa thương.” Thiên Chúa là vinh quang.
Thiên Chúa là ánh sáng chói ngời, ánh quang của sự thật và tình
yêu. Ngài là thiện hảo. Ngài là đấng toàn thiện, sự thiện par
excellence. Các thiên sứ vây quanh Người, bắt đầu bằng lời
công bố một cách đơn sơ do vui mừng được chiêm ngưỡng vinh quang
Thiên Chúa. Bài ca của các vị tỏa ra niềm vui đầy tràn trong các
vị. Qua ngôn ngữ của các vị, chúng ta như nghe được những âm
thanh trên trời. Không cần hoài nghi để tìm hiểu ý nghĩa của
những lời này, nhưng một cách đơn sơ dâng trào niềm hạnh phúc
được nhìn ngắm vinh quang rạng ngời của sự thật và tình yêu
Thiên Chúa. Chúng ta muốn để niềm vui này vươn tới và đụng chạm
đến chúng ta: sự thật hiện hữu, sự thiện tinh tuyền hiện hữu,
ánh sáng tinh trong hiện hữu. Thiên Chúa là thiện hảo, và Ngài
là quyền năng tuyệt đối trên mọi quyền bính. Tất cả những điều
này một cách đơn giản khiến chúng ta vui mừng đêm hôm nay, cùng
nhau với các thiên thần và các mục đồng.
Kết nối với vinh quang Thiên Chúa trên cao là bình an cho con
người dưới thế. Ở đâu Thiên Chúa không được tôn vinh, ở đâu Ngài
bị từ chối và quên lãng thì ở đó không có bình an. Ngày nay, qua
những tư tưởng hiện đại đang được loan truyền đã xác định một
một quan niệm đối nghịch rõ ràng: người ta nói rằng các tôn
giáo, cách đặc biệt chủ thuyết độc thần, là nguyên nhân gây nên
những bạo loạn và chiến tranh trên thế giới. Để có hòa bình,
trước hết, nhân loại phải được giải thoát khỏi những tư tưởng
này. Chủ thuyết độc thần, tin vào Thiên Chúa độc nhất vô nhị,
với lời tuyên bố chân lý duy nhất của nó, tìm cách áp đặt trên
mọi người. Nhưng sự thật là trong lịch sử, chủ thuyết độc thần
đã phục vụ như một cái cớ cho sự bất khoan dung và bạo loạn.
Thật ra, tôn giáo này có thể bị đào thải và từ đó đối lập với ý
nghĩa sâu thẳm nhất của nó, khi người ta nghĩ đến việc tước đoạt
nguồn gốc của Thiên Chúa, khiến Ngài trở nên sở hữu riêng tư của
mình. Chúng ta phải nhìn ra từ sự thánh thiện những hình ảnh sai
lạc này, là trong lịch sử đã có những lạm dụng tôn giáo. Chính
vì vậy, không thể cho là đúng khi nói rằng từ chối Thiên Chúa sẽ
đem lại hòa bình. Nếu ánh sáng Thiên Chúa bị dập tắt, phẩm giá
thần linh của con người cũng bị dập tắt. Rồi con người được tạo
dựng cũng loại bỏ hình ảnh của Thiên Chúa, mà qua đó, chúng ta
phải tôn trọng mọi người, trong yếu đuối, trong sự xa lạ, trong
nghèo khổ. Rồi chúng ta sẽ không còn trở nên những anh chị em,
con cái của một Cha, những người thuộc về cùng một Cha. Chống
đối kiêu căng có thể xảy ra, cách thức con người khinh khi và
chà đạp lên nhau: chúng ta nhìn thấy điều này qua những tội ác
của nó trong thế kỷ vừa qua. Chỉ khi nào ánh sáng Thiên Chúa
chiếu soi trên con người, chỉ khi nào từng người ao ước, hiểu
biết và được Thiên Chúa yêu thương thì phẩm giá của nó mới không
bị xúc phạm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải vật lộn với tình trạng
này. Trong Đêm Thánh này, Thiên Chúa chính Ngài đã trở nên con
người, như Isaiah đã tiên báo, một con trẻ đã được sinh ra, ngài
là “Emmanuel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Is 7:14). Và
qua các thế hệ, trong những lạm dụng về tôn giáo, nó cũng minh
chứng cho sức mạnh của hòa giải và thiện chí đã khơi lên một
cách rõ ràng từ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã hóa thân làm
người. Trong bóng đêm của tội lỗi và loạn lạc, niềm tin này đã
chiếu một tia sáng của bình an và thiện hảo, mà nó tiếp tục
chiếu tỏa.
Vì thế, Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, và Người đã công
bố sự bình an cho những ai đang ở xa và những ai đang ở gần
(cf. Eph 2:14,17). Chúng ta còn làm gì lúc này hơn là cầu
xin với Ngài: Vâng, Lạy Chúa, xin hãy ban bình an cho chúng con
hôm nay nữa, dù chúng con ở xa hay ở gần bàn tay Chúa. Cũng xin
ban cho chúng con hôm nay những lưỡi kiếm để có thể biến thành
những lưỡi cày (Is 2:4), thay vì gươm giáo chiến tranh,
xin ban sự trợ giúp cần thiết cho những người đau khổ. Xin hãy
soi sáng cho những ai đang nghĩ rằng họ đang hành động bạo loạn
nhân danh Chúa, để họ có thể nhìn ra cái vô nghĩa của bạo động
và học biết để nhận ra dung nhan thật của Chúa. Xin hãy giúp
chúng con trở nên “những người mà Chúa yêu thương” – những người
theo hình ảnh của Chúa và là những người của hòa bình.
Khi các thiên sứ rời đi, các mục đồng nói với nhau: Chúng ta hãy
tới Belem để xem điều đã xảy ra cho chúng ta (cf. Lk 2:15).
Thánh Ký kể cho chúng ta, các mục đồng đã vội vã tới Belem
(cf.2:16). Sự hiếu kỳ thánh thiện đã thúc bách họ đến Belem gặp
hài nhi trong máng cỏ, Đấng mà thiên thần đã bảo với họ là Chúa
Cứu Thế, Đức Kitô. Một niềm vui to lớn mà thiên thần đã loan báo
chạm đến trái tim và chắp cánh cho các mục đồng.
Chúng ta cũng hãy cùng tới Belem, phụng vụ Giáo Hội nói với
chúng ta hôm nay. Trans-eamus là những gì mà bản Thánh
Kinh bằng Latin đã nói: Chúng ta hãy “băng qua”, can đảm bước
lên, để làm một cuộc “chuyển đổi” nhờ đó, chúng ta bước ra ngoài
những tập quán suy nghĩ và lối sống, băng qua thế giới thuần túy
vật chất để tiến vào một thế giới thật, băng qua để đến với
Thiên Chúa, Đấng cũng đã băng qua để đến với chúng ta. Chúng ta
hãy cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta vượt lên những giới hạn của
chính mình, thế giới của mình, giúp chúng ta gặp được Ngài, một
cách đặc biệt trong giây phút khi Ngài trao chính mình vào tay
và vào tâm hồn chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể.
Chúng ta hãy đến Belem: khi chúng ta nói những lời này với nhau,
cùng với các mục đồng, chúng ta không chỉ nghĩ đến một cuộc
“băng qua” lớn lao để đến với Thiên Chúa hằng sống, nhưng cũng
đến thành Belem và tất cả những nơi ở đó Chúa đã sống, đã rao
giảng, và đã chịu khổ nạn. Giờ đây, chúng ta hãy cầu nguyện cho
cho những người đang sống và đau khổ ngay hôm nay. Chúng ta hãy
xin Chúa ban sự bình an xuống trên đất nước này. Chúng ta hãy
cầu xin cho những người Isarel và những anh chị em Palestine để
họ cũng được sống trong hòa bình và tự do của cùng một Thiên
Chúa. Chúng ta cũng hãy cầu xin cho những quốc gia trong phần
đất tại đây, cho Lebanon, Syria, Iraq và những vùng phụ cận: để
cho sự bình an tại đó, cho những Kitô hữu tại những phần đất này
ở đó đức tin của chúng ta vừa được sinh ra có thể tiếp tục lớn
lên, cho những Kitô hữu và anh chị em Hồi Giáo có thể xây dựng
quê hương của họ bên nhau trong sự bình an của Thiên Chúa.
Các mục đồng đã vội vã lên đường. Sự hiếu kỳ thánh thiện và niềm
vui thánh đã tràn ngập tâm hồn họ. Trong trường hợp của chúng
ta, có thể nói rất ít khi mà chúng ta vội vã với những gì đối
với Thiên Chúa. Thiên Chúa không hiển hiện giữa những gì đòi hỏi
sự vội vàng. Chúng ta nghĩ và nói, những chuyện Thiên Chúa có
thể chờ đợi. Nhưng ngược lại, Ngài là cái gì hết sức quan trọng,
một cách tuyệt đối là thứ hoàn toàn quan trọng. Tại sao chúng ta
lại không được thôi thúc bằng sự tò mò để đến gần hơn và để hiểu
những gì Thiên Chúa đã nói với chúng ta? Trong giây phút này,
chúng ta hãy xin Ngài chạm đến trái tim của chúng ta với sự tò
mò thánh thiện và với niềm vui thánh thiện của các mục đồng, và
như vậy chúng ta hãy vui mừng cùng nhau đến Belem, đến với Chúa,
Đấng một lần nữa đến viếng thăm chúng ta. Amen.
Nguồn: http://www.vatican.va ›
content › homilies › documents
MIDNIGHT MASS
SOLEMNITY OF THE NATIVITY OF THE LORD
HOMILY OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI
Saint Peter's Basilica
Monday, 24 December 2012